Công nghệ màn hình OLED là gì? Ưu điểm của tấm nền OLED
Màn hình OLED ra đời mang tới nhiều ưu điểm so với màn hình LED trước đây. Nó đã và đang trở thành xu hướng khi xuất hiện trên nhiều thiết bị điện tử như: Điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng hay TV.
Vậy màn hình OLED là gì và thành phần cấu tạo của nó ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp mọi câu hỏi của bạn!
Các bạn có thể xem nhanh nội dung bài viết tại đây
1. Màn hình OLED là gì?
OLED là viết tắt của Organic Light Emitting Diode dịch sang tiếng việt là Đi ốt phát quang hữu cơ. Màn hình OLED là màn hình có cấu tạo bao gồm các Đi ốt phát sáng và sử dụng một lớp phát xạ điện quang với vật liệu bán dẫn.
Nhờ vậy, tấm nền OLED có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Màn OLED trở thành xu hướng trong thời gian gần đây.
2. Thành phần cấu tạo nên màn hình OLED
Màn hình OLED được tạo nên từ 4 thành phần chính gồm có: Tấm nền, Anode, Cathode, lớp dẫn hữu cơ. Cụ thể:
- Tấm nền: Là tấm có cấu tạo từ vật liệu thủy tinh hoặc nhựa, tấm nền này có chức năng nâng đỡ và bảo vệ các bộ phận khác của OLED.
- Anode: Anode có tác dụng tạo ra các khoảng trống để lưu trữ điện tích dương khi dòng điện xuất hiện.
- Cathode: Ngược lại với Anode, cathode có tác dụng tạo ra các khoảng trống để chứa các điện tích âm hoặc electron mỗi khi có dòng điện xuất hiện.
- Lớp dẫn hữu cơ: Lớp dẫn hữu cơ là tên gọi của 2 lớp: Lớp dẫn và lớp phát sáng. Trong đó lớp dẫn được tạo nên từ các phân tử hữu cơ dẻo có chức năng vận chuyển các chỗ trống mang điện tích dương từ Anode. Lớp phát sáng sẽ truyền tải Electron hay điện tích âm từ Cathode.
Cấu tạo 4 phần của công nghệ màn hình OLED
3. Ưu nhược điểm của công nghệ màn OLED
Màn hình OLED là trở thành xu hướng công nghệ trong những năm gần đây, tuy nhiên nó cũng mang tới những ưu điểm và còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Sau đây là toàn bộ ưu điểm và nhược điểm của công nghệ OLED bạn cần biết.
Ưu điểm của màn hình OLED là gì?
- Chất lượng hình ảnh sống động, sắc nét: Nhờ sử dụng nhiều bộ lọc màu sắc riêng biệt, công nghệ OLED cho ra hình ảnh với gam màu rộng hơn và hình ảnh có chiều sâu hơn.
Đồng thời, nó tạo ra độ tương phản cao hơn khi không sử dụng đèn nền, từ đó tạo sự chênh lệch cao giữa điểm sáng và điểm tối nhất của màn hình. - Tiết kiệm điện năng: Đúng với cái tên Light Emitting Diode dịch sang tiếng việt là Đi ốt phát quang hữu cơ, tấm nền OLED không cần bất kỳ dòng điện nào để phát đèn nền giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Đồng thời nó tạo ra được nhiều điểm đen bằng cách đóng toàn bộ màn trập của các điểm ảnh.
- Cho góc nhìn rộng hơn: Màn hình OLED mang tới góc nhìn rộng hơn, vì vậy ở góc 90 độ bạn vẫn có thể nhìn hình ảnh trên màn hình một cách vô cùng sắc nét, khắc phục được nhược điểm góc nhìn hẹp của màn hình đèn LED truyền thống cổ điển.
- Độ bền cao, trọng lượng nhẹ hơn: Nhà sản xuất đã thay thế lớp kính nền dễ vỡ trước đây thành các tấm nền bằng nhựa, nhờ vậy giúp tăng độ bền và cải thiện trọng lượng cho màn hình.
Không chỉ vậy, nhà sản xuất hiện nay đã tạo ra các loại màn OLED với bề mặt có thể uốn cong, chịu được nhiệt độ hoạt động cao hơn rất nhiều so với màn LED thông thường.
Nhược điểm của màn hình OLED là gì?
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, công nghệ OLED vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định sau đây:
- Chi phí sản xuất cao và quy trình sản xuất phức tạp khiến giá thành các sản phẩm được trang bị màn OLED có giá cao hơn hẳn các dòng máy màn hình LED thông thường.
- Thi thoảng xuất hiện hiện tượng lỗi lưu hình ảnh ( Burn - in ) và màn hình này bị đánh giá là dễ xảy ra hư hỏng, trục trặc trong môi trường ẩm thấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước
- Có tuổi thọ giới hạn: Độ bền của màn hình OLED không cao như màn hình LED thông thường, tuy nhiên vấn đề độ bền đang được khắc phục dần dần trong các phiên bản cải tiến gần đây.
- Màn OLED không đủ tốt để sử dụng liên tục ngoài trời nắng
4. Công nghệ màn hình OLED dùng để làm gì?
Màn hình OLED đem đến chất lượng hình ảnh hiển thị sống động và sắc nét hơn hắn so với các công nghệ màn hình trước đây.
Chính vì vậy, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các hãng công nghệ lớn như Samsung, LG hay Sony đã dần áp dụng công nghệ màn hình OLED vào các mẫu tivi của mình.
Bên cạnh đó, nó xuất hiện trên các dòng màn hình Laptop, điện thoại màn hình OLED, máy tính bảng đến từ Dell, Lenovo, Macbook,....
5. So sánh công nghệ OLED, LCD và AMOLED
Tiêu chí so sánh | OLED | LCD | AMOLED |
Nguyên lý hoạt động | Diode phát sáng và sử dụng một lớp phát xạ điện quang sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua | Phát sáng gián tiếp thông qua ánh sáng đèn nền phát quang và những hạt tinh thể lỏng | Cũng sử dụng Diode phát sáng tương tự như pixel để hiện thị video và các định dạng khác |
Thiết kế | Mỏng | Dày | Mỏng |
Góc nhìn | Giữ nguyên độ sắc nét và màu kể cả khi từ góc nghiêng nhỏ hơn 40 độ | Thay đổi góc nhìn nghiêng về 40 độ sẽ có sự khác biệt xuất hiện | Góc nhìn sẽ đẹp khi bạn nhìn trực diện với màn hình, khi bạn di chuyển sang qua hai bên thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm |
Màu sắc hiển thị | Màu sắc sặc sỡ hơn màu thật | Màu giống với vật thể thật | Màu sắc rực rỡ và trung thực trông khá đẹp mắt |
Tuổi thọ | Khoảng từ 20,000 giờ tới 50,000 giờ | Khoảng 50,000 giờ | Khoảng 100,000 giờ |
Điện năng tiêu thụ | Ít | Nhiều | Ít |
Giá thành | Khá cao | Trung bình | Cao |
6. Công nghệ màn hình OLED có trên thiết bị nào?
Hiện tại, công nghệ màn hình OLED đã có mặt trên nhiều loại thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính bảng và Tivi.
Điện thoại
Màn OLED được ứng dụng phổ biến trên các sản phẩm của công ty Apple, Samsung Display. Nếu tập đoàn Samsung đã ứng dụng tấm nền OLED trên các thiết bị như Galaxy S8, S8 Plus hay Note 8, thì Apple cũng sở hữu màn hình OLED kể từ mẫu Iphone X và các phiên bản được cho ra mắt gần đây.
Điện thoại màn hình OLED tạo nên hình ảnh chân thực và sắc nét
Laptop
Màn hình OLED xuất hiện trên các dòng Laptop đến từ các thương hiệu danh tiếng như Lenovo, Dell hay Razer.
Phía Apple cũng công bố sẽ sử dụng công nghệ OLED cho các phiên bản Ipad Pro 11 inch, 12.9 Inch và các mẫu Macbook Pro. Theo dự kiến từ phía Apple, nhà sản xuất sẽ cho ra mắt các dòng Ipad và Macbook có sử dụng tấm nền OLED vào năm 2023, 2023.
Tivi
Các thương hiệu sản xuất tivi danh tiếng hiện nay đang sử dụng tấm nền OLED cho các sản phẩm của mình phải kể đến như LG, SOny và Panasonic.
Trong tương lai, màn hình OLED sẽ là công nghệ màn hình dẫn đầu xu hướng khi ngày càng nhiều thiết bị điện tử được ứng dụng công nghệ này. Các thông tin chúng tôi mang đến mong rằng nó hữu ích với bạn. Truy cập website Padstore để xem thêm nhiều bài viết hay về công nghệ.